Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững sáng 17/2, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, cần có hướng dẫn "đổi trái phiếu lấy bất động sản".
Theo ông, Nhà nước không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu mà dùng cơ chế, chính sách và vốn đối ứng, nhất là vốn mồi (chủ yếu đối với nhà ở xã hội).
Như đối với gói tín dụng nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng, ông cho rằng Chính phủ nên cân nhắc có một đề án tổng thể, căn cơ để phát triển nhà ở xã hội như mô hình của Singapore, Hàn Quốc; cần rút kinh nghiệm các điểm bất cập khi triển khai gói 30.000 tỷ đồng trước đây.
Đối với NHNN, cân nhắc sớm cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng ngay trong tháng này để tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện sớm.
Bên cạnh đó, ông Lực nêu quan điểm, cần kiểm soát rủi ro tín dụng bằng cách điều chỉnh lại hệ số rủi ro đối với các phân khúc BĐS. Bộ Xây dựng cần là đầu mối để phân khúc BĐS theo các phân khúc khác nhau như nhà ở xã hội, nghỉ dưỡng…
Đối với Bộ Tài chính, sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; nên có hướng dẫn khuyến khích doanh nghiệp phát hành ra công chúng; phối hợp Bộ Xây dựng có hướng dẫn "đổi trái phiếu lấy bất động sản". Có hướng dẫn để nhất quán thực hiện, tránh xung đột, tranh chấp sau này.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, theo TS.Cấn Văn Lực, cần nâng cao tính công khai, minh bạch trong huy động vốn, sử dụng vốn. Tăng cường tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, đặc biệt là quyết liệt cơ cấu lại, tiết giảm chi phí.
Xem xét có phương án cụ thể, quyết liệt để giải quyết căng thẳng thanh khoản khi các trái phiếu đáo hạn. "Chẳng hạn, có thể phải bán tài sản, kể cả chấp nhận mức chiết khấu cao 30-40% để tạo thanh khoản, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính với trái chủ", ông Lực ví dụ.
Cùng với đó, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để có thể sớm triển khai khi Nghị định 65 sửa đổi được ban hành.
Chính phủ nên cho phép thực hiện 2 giải pháp đặc biệt
Về trái phiếu doanh nghiệp, GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo lòng tin của người dân.
Theo chuyên gia này, Chính phủ nên cho phép thực hiện 2 giải pháp đặc biệt.
Thứ nhất, cho phép các doanh nghiệp phát hành thoả thuận với người mua trái phiếu để chuyển các khoản nợ thành trái phiếu công trình có khả năng chuyển đổi thành các sản phẩm khi công trình hoàn thành, dưới hình thức như các nhà đầu tư được nhận sản phẩm theo mức giá trị đóng góp.
Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng trái phiếu cho nhau, người nắm giữ trái phiếu coi như người góp vốn đầu tư chờ khi dự án hoàn thành sẽ nhận sản phẩm hoặc giá trị tương ứng với lượng sản phẩm được quyền chuyển đổi.
Phương thức này thực chất là một hình thức huy động vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp BĐS và người có vốn mua trái phiếu trở thành người góp đầu tư BĐS, được hưởng lợi từ giá trị tăng thêm của BĐS sau khi dự án hoàn thành.
Thứ hai, một số dự án BĐS quan trọng nếu không được tài trợ vốn, các doanh nghiệp có nguy cơ sẽ bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài. "Thực tế hiện nay, nhiều quỹ đầu tư bên ngoài đang chuẩn bị sẵn tiền chờ cơ hội thâu tóm các dự án này khi các doanh nghiệp BĐS trong nước gặp khó khăn phải bán. Điều này sẽ có nguy cơ gây hệ luỵ lâu dài đối với việc kiểm soát thị trường BĐS và nhiều vấn đề khác của đất nước", ông Cường phân tích.
Trong trường hợp này, theo ông, Chính phủ cần phải can thiệp trực tiếp bằng phát hành trái phiếu Chính phủ mua lại các trái phiếu doanh nghiệp (với lãi suất thấp hơn, thời gian dài hơn để người dân yên tâm không bị rủi ro đối với tiền vốn đã mua trái phiếu doanh nghiệp); chuyển các khoản nợ này cho các tổ chức quản lý nợ như DATC hoặc VAMC quản lý và kiểm soát hoạt động của các dự án này tiếp tục đầu tư đến khi thu hồi vốn. Trong trường hợp này, không nên hình sự hoá đối với doanh nghiệp mà để họ có cơ hội tiếp tục các hoạt động phục hồi dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nợ của Nhà nước.
Ông Cường cho rằng, về phía Quốc hội, cần thông qua một nghị quyết để xử lý ngay những vướng mắc, mâu thuẫn về các quy định pháp luật; cho phép Chính phủ quyết định các biện pháp tức thời trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ mua lại các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp đối với các dự án quan trọng cần nắm giữ.
Đồng thời, cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu công trình có chuyển đổi thành sản phẩm; cho phép Chính phủ quyết định lựa chọn vận dụng các quy định của pháp luật khi có các quy định không thống nhất, chồng chéo hoặc không rõ ràng, cụ thể; cho phép các doanh nghiệp được chuyển nhượng các dự án khi đã có giấy chứng nhận đầu tư…
Không để các nhà đầu cơ mua gom bất động sản
Còn theo ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tình trạng thị trường hiện nay chủ yếu là thiếu cung, thừa cầu.
“Đất đai là tài nguyên quý hiếm, nhà ở là nhu cầu thiết yếu, chúng ta cần xây dựng chính sách bất động sản trên nền tảng này, không thể để các nhà đầu cơ mua gom bất động sản, mua gom tài nguyên để tích trữ, biến đó thành lợi nhuận khổng lồ trong tương lai, trong khi nhu cầu của người dân không được đáp ứng”, ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa mong muốn Chính phủ tập trung vào các nền tảng bất động sản, thu gom tài nguyên trực tiếp và phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo.
“Chúng ta xây dựng thị trường bất động sản lành mạnh, lâu dài và phải gắn với việc phát triển công nghiệp, đặc biệt gắn với nhu cầu thiết yếu của nhân dân”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Chuyên gia này cũng đề xuất, bỏ cơ chế nhà ở xã hội, thay vào đó là xây dựng một cơ chế mới về nhà ở cho người thu nhập thấp; phải đánh thuế về đầu cơ nhà ở...
Bà Dư năm nay 63 tuổi, được điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, sau đó chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp từ ngày 20/11.
Bà mắc nhiều bệnh lý gồm: nhiễm trùng hoại tử loét cùng cụt, di chứng hậu Covid-19, viêm phổi, mở khí quản, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, viêm dạ dày, rối loạn điện giải, di chứng não sau ngưng tim, giảm albumin. Bác sĩ dự kiến thời gian điều trị ít nhất 1 tháng, chi phí thấp nhất lên tới 50 triệu đồng.
![]() |
Hoàn cảnh éo le của bà Dư nhận được nhiều sự giúp đỡ của cộng đồng. |
Bà Dư chỉ có người thân duy nhất là người con gái, nhưng vài ngày trước, do không có tiền đóng viện phí nên con gái bà đã đã bỏ lại mẹ già nơi bệnh viện, bỏ đi biệt tăm.
Các bác sĩ và phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã tìm cách kêu gọi giúp đỡ cho bà, nhưng trong bối cảnh thành phố vừa trải qua đợt dịch kéo dài nên việc kêu gọi ủng hộ gặp nhiều khó khăn.
Khi hoàn cảnh éo le của bà Dư được đăng tải, rất nhiều quý bạn đọc đã quan tâm, chia sẻ. Ngoài số tiền hơn 64 triệu đồng ủng hộ qua Báo VietNamNet, nhiều nhà hảo tâm cũng đã liên hệ và giúp đỡ bằng cách đóng viện phí.
Chị Đặng Mỹ Trinh, Phó Trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp chia sẻ: "Tôi thay mặt phòng Công tác xã hội gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý bạn đọc của Báo VietNamNet, đã chung tay ủng hộ viện phí cho bệnh nhân Trần Thị Dư. Hiện tại sức khỏe của bà đã cải thiện đáng kể. Chúng tôi vẫn đang cố gắng liên lạc với con gái của bà, hi vọng cô ấy có thể quay lại để chăm sóc và đón bà khi xuất viện".
Khánh Hòa
Từng có thời điểm khối u trong má trái của Bảo Ngọc sưng to, chồi ra khỏi miệng, rỉ máu lẫn dịch vô cùng đau đớn. Sau 3 toa thuốc hóa trị, tuy khối u có teo bớt nhưng vẫn khiến khuôn mặt con biến dạng, đau đớn.
" alt=""/>Bà Trần Thị Dư được bạn đọc giúp đỡ hơn 64 triệu đồngBảo Ngọc không may phát bệnh đúng thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh tại TP.HCM. Đi khám và uống thuốc cả tháng trời nhưng không đúng bệnh, sau đó, trong một lần đưa Bảo Ngọc đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, làm các xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ chẩn đoán con bị u má trái.
![]() |
Bảo Ngọc mắc phải căn bệnh ung thư má trái quái ác. |
Khối u sưng to có thời điểm lồi hẳn ra ngoài, chảy máu và mủ liên tục khiến con thường xuyên thiếu máu. Chỉ vài tháng phát bệnh, đau đớn khiến con ăn uống kém, thường xuyên khóc ngằn ngặt cả ngày đêm. Nhưng bởi con còn quá bé nên chẳng thể nói ra sự đau đớn của mình.
Mắc bệnh đúng mùa dịch, khi cả gia đình đều đã thất nghiệp vài tháng, tiền bạc đã cạn, việc đi lại để khám bệnh càng khó khăn, tốn kém. Không chỉ thế, dù Bảo Ngọc có bảo hiểm y tế 100%, nhưng do bệnh tình đã nặng, phải sử dụng thuốc đặc trị, ngoài danh mục bảo hiểm nên chi phí vô cùng tốn kém. Gia đình chị Thảo nợ nần chồng chất.
Để cứu con, chị phải cầu cứu khắp nơi, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, ai cũng khó khăn, chẳng thể cậy nhờ. Sau khi hoàn cảnh của gia đình được Báo VietNamNet đăng tải, rất nhiều bạn đọc hảo tâm đã động viên, ủng hộ chi phí chữa bệnh cho Bảo Ngọc.
![]() |
Đại diện Báo VietNamNet (phải) trao hơn 41 triệu đồng do bạn đọc ủng hộ để người mẹ nghèo trang trải viện phí cho con. |
Ngoài số tiền 41.634.000 đồng do bạn đọc ủng hộ qua Báo VietNamNet, chị Thảo cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm liên hệ trực tiếp. Sau khi nhận tiền ủng hộ từ Báo VietNamNet, chị thở phào, bởi con gái đã có đủ tiền để trang trải cho những đợt thuốc sắp tới.
Thông qua Báo VietNamNet, chị Thảo gửi lời cảm ơn tới quý bạn đọc hảo tâm đã thương và giúp đỡ cho con gái và gia đình chị trong lúc khó khăn. Chị cũng hứa sẽ dùng toàn bộ số tiền vào mục đích chữa bệnh cho con gái, để không phụ những tấm lòng thảo thơm dành cho con.
Khánh Hòa
Cái Tết năm nay đối với ông Nguyễn Văn Hy quá đỗi nặng nề, bởi bệnh tình của vợ kéo dài, phải đón năm mới ở bệnh viện. Mà ông cũng chẳng thể nào vay mượn thêm để trang trải viện phí.
" alt=""/>Bé gái 2 tuổi bị ung thư biến dạng khuôn mặt được ủng hộ hơn 41 triệu đồng